Huỳnh thạch và huỳnh quang Fluorit

Trong bài báo năm 1852 về "khả năng khúc xạ" (thay đổi bước sóng) của ánh sáng, George Gabriel Stokes đã mô tả khả năng của fluorit (huỳnh thạch) và thủy tinh urani trong việc thay đổi ánh sáng không nhìn thấy vượt ra ngoài khoảng tím của quang phổ thành ánh sáng xanh lam. Ông đặt tên cho hiện tượng này là fluorescence (huỳnh quang) khi viết rằng: "I am almost inclined to coin a word, and call the appearance fluorescence, from fluor-spar [i.e., fluorite], as the analogous term opalescence is derived from the name of a mineral." (Tôi gần như nghiêng về việc đặt ra một từ, và gọi biểu hiện này là huỳnh quang, từ huỳnh thạch [tức là fluorit], giống như thuật ngữ tương tự vẻ bạch thạch phát sinh từ tên gọi của một khoáng vật.)[1] Tên gọi huỳnh quang phát sinh từ khoáng vật huỳnh thạch (fluorit), do một số mẫu vật của khoáng vật này chứa europi hóa trị hai ở dạng dấu vết, và nó có vai trò của tác nhân kích hoạt huỳnh quang để phát ra ánh sáng xanh lam. Trong một thí nghiệm then chốt, ông sử dụng một lăng kính để cô lập bức xạ cực tím từ ánh nắng và quan sát thấy ánh sáng xanh lam phát ra bởi dung dịch quinin trong ethanol bị bức xạ cực tím chiếu vào.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Fluorit http://mineral.galleries.com/minerals/halides/fluo... http://www.ukminingventures.com/WeardaleMines.htm http://webmineral.com/data/Fluorite.shtml http://wikis.lib.ncsu.edu/index.php/Fluorite/Antif... http://www.isgs.uiuc.edu/servs/pubs/geobits-pub/ge... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k2976b/f894.i... http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/f... //dx.doi.org/10.1098%2Frstl.1852.0022 http://www.mindat.org/min-1576.html http://www.thebritishmuseum.ac.uk/compass/ixbin/hi...